Home / Đi Bụi Xuyên Việt / Kinh Nghiệm Du Lịch PleiKu – Gia Lai Tự Túc

Kinh Nghiệm Du Lịch PleiKu – Gia Lai Tự Túc

Nội Dung Bài Viết

Pleiku là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên.

Pleiku nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai.

Pleiku nằm trên độ cao trung bình 700m – 800 m; ngã ba Hàm Rồng hay ngã ba Quốc lộ 14 và Quốc lộ 19 (phía Nam của thành phố Pleiku) có độ cao là 785m.

Pleiku – Phố Núi Cao Phố Núi Đầy Sương

Tôi thường có thói quen khi bay từ HN và SG hoặc ngược lại là sẽ chọn bay vào nơi có chuyến bay rẻ nhất. Ví dụ như bay từ HN – SG thì tôi thường bay vào Pleiku, Đà Lạt, Phù Cát… vì nếu bay HN-SG vé khoảng 1,5tr, thỉ biết đâu vé bay vào các sân bay khác chỉ tầm 5-800k thôi. Hơn nữa bay như vậy lại kết hợp luôn được lịch trình đi chơi đó ;)). Chơi chán rồi bắt xe xuống SG. Và 1 trong những lần đó là lần tôi có cơ hội ghé Gia Lai chơi và cảm nhận không khí Pleiku tuyệt vời.

Biển Hồ Sương Sớm – Ảnh ST

Cái tên Gia Lai có nguồn gốc từ chữ “Jarai”, vốn là tên của dân tộc bản địa  sinh sống ở nơi đây. Nhắc đến Gia Lai, người ta thường nhớ ngay đến những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, thiên nhiên hùng vĩ bao la với những thác, ghềnh trải dài theo sườn núi, hay đồi chè, đồi cafe bạt ngàn cùng những đàn voi. Tại sao tôi lại nói Phố Núi Cao Phố Núi Đầy Sương, vì nó thể hiện sự thơ mông của nơi đây. Thêm vào đó là sự hùng vĩ từ trên cao, từ Biển Hồ đôi mắt Pleiku, từ những con thác, những bạt ngàn vườn cà phê. Và 1 Gia Lai rất yên bình, cuộc sống nhẹ nhàng, đồ ăn thì rẻ, đó là Gia Lai tôi rất ấn tượng.

Du Lịch Gia Lai Đi Mùa Nào Đẹp Nhất

Khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa đã đem đến cho Gia Lai bầu không khí có độ ẩm cao do có lượng mưa lớn. Khí hậu Gia Lai chia khá rõ ràng hai mùa mưa (từ khoảng tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Tuy nhiên do đặc thù địa hình cũng như các tuyến đường di chuyển chính là đường đồi núi nên việc lượng mưa lớn trong mùa mưa sẽ khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn cũng như nguy hiểm nên tốt nhất bạn chỉ nên đi trong khoảng thời gian mùa khô.

Biển Hồ T’ Nưng

Vì vậy, các bạn nên đi du lịch Gia Lai – Pleiku vào mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi vì lúc này lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc diễn ra như:

  • Lễ Mừng lúa mới: sau khi đồng bào Gia Rai thu hoạch xong vụ mùa, tổ chức lễ hội này để tạ ơn thần Lúa, thần Nông Nghiệp.
  • Lễ ăn cơm mới
  • Liên hoan cồng chiêng
  • Lễ hội cúng làng cuối năm
  • Lễ hội đâm trâu : (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
  • Lễ bỏ mả : là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng…
Hoa Dã Quỳ Trên Núi – Ảnh ST

Những lễ hội này thường kéo dài từ cuối năm trước cho đến tháng ba năm sau tùy vào từng làng, từng khu vực trong tỉnh. Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác nữa như Lễ hội dúi, Lễ đâm trâu, Hội đua voi… Tuy nhiên, những lễ hội này hiện nay đang dần bị mai một đi, không phải buôn làng nào cũng tổ chức hay năm nào cũng tổ chức một cách thường xuyên mà hiện nay thường được tái hiện lại trong các sự kiện liên quan đến Văn hóa được Sở/ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.

Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời.

Phương Tiện Di Chuyển Đến Du Lịch Pleiku – Gia Lai

Có khá nhiều các có thể di chuyển đến Pleiku – Gia Lai. Vì là các tỉnh Tây Nguyên nên khá dễ dàng cho các phương tiện cả từ Bắc Trung Nam đến Tây Nguyên.

Xe khách đến Pleiku

Để chắc chắn các bạn có thể truy cập trang web: Vé Xe Rẻ
Để có thể kiểm tra xe và lịch trình các tuyến xe và thông tin cho tiện theo dõi. Mình đi cũng hay lên đây kiểm tra rồi đặt xe.

  • Xe khách từ Hồ Chí Minh.

Đi từ thành phố Hồ Chí Minh: Các bạn có thể mua vé xe ghế ngồi hoặc giường nằm (giá khoảng 200.000 – 300.000VND/ lượt) tại bến xe Miền Đông. Tuyến Sài Gòn – Gia Lai đối với xe giường nằm sẽ đi mất khoảng 8h và thường xuất phát vào buổi tối.

Đi xe máy đến Pleiku

Nếu đi xe máy thì các bạn chỉ có thể đi từ SG lên là hợp lý nhất thôi hoặc các tỉnh miền Trung. Chứ đi từ Bắc vào thì hơi xa, mà theo tôi thì nếu bạn mê những cung đường thì mới đi. Còn không thì đi ô tô lên đó sau thuê xe máy chạy vòng vòng chơi cho khỏe và đảm bảo an toàn.

Đi Máy Bay Đến Pleiku

Sân Bay Pleiku

Gia Lai cũng có sân bây Pleiku nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 4km với các chuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với tần suất khá thường xuyên. Sau khi đến sân bay rồi thì bạn có thể chọn các phương tiện khác nhau để di chuyển vào thành phố, phổ biến nhất là taxi (taxi ở đây chạy tính tiền theo km chứ không có dịch vụ trọn gói như các sân bay khác).

Những Địa Điểm Nhất Định Phải Tới Khi Du Lịch Pleiku – Gia Lai

Người ở Gia Lai thì nói chẳng có gì chơi ở Gia Lai cả, vì có lẽ mọi địa điểm đều không có quá nhiều nổi bật so với 1 số tỉnh khác. Hoặc có lẽ việc làm du lịch ở Gia Lai chưa được tốt lắm, cũng như việc quảng bá du lịch địa phương chưa được tốt nên mọi người không cảm nhận được. Chứ cá nhân mình thì thấy Gia Lai có khá nhiều các địa điểm vô cùng thú vị và đáng trải nghiệm.

Đôi Mắt Pleiku – Biển hồ T’ Nưng

“Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi.
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku – Biển Hồ đầy” – Trích Đôi Mắt Pleiku

Dĩ nhiên rồi, làm sao mà không thể không nhắc tới Biển Hồ T’ Nưng được cơ chứ. Nó là 1 trong đôi mắt Pleiku Biển Hồ Đầy. Là biểu tượng của Pleiku, là nơi đáng đến nhất của Pleiku luôn đó.

Biển Hồ T’ Nưng – Ảnh ST

Cái tên “T’ Nưng” vốn có ý nghĩa là “biển trên núi”. Xứng với cái tên của mình, biển hồ T’ Nưng là một hồ nước lớn nhất của cả khu vực với khối lượng nước khổng lồ dù không có sông hay suối chảy vào, có độ sâu trung bình vào khoảng 16- 20m. Đây vốn là một hồ nước tự nhiên được hình thành nhờ vào 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau từ ngày xưa, tạo thành 3 phễu trũng. Miệng hồ vốn là miệng núi lửa nhô cao nên dù đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy rất rõ. Lượng nước ngọt khổng lồ chứa trong hồ cùng rất nhiều loại cá khác nhau chính là nguồn cung  cho cuộc sống hàng ngày của người dân tộc nơi đây cũng như là điểm đến nổi tiếng cho khách du lịch mỗi khi về thăm Gia Lai.

Tuy nhiên đây chỉ là 1 mắt của đôi mắt Pleiku thôi nha, các bạn đừng hiểu nhầm nó là đôi mắt Pleiku. Vì để thành đôi mắt thì còn 1 cái hồ thủy lợi nằm cạnh đó, tạo thành 1 đôi mắt đẹp tuyệt vời của Pleiku.

Hồ Thủy Lợi rất rộng và yên bình. – Cắm trại vô đối luôn
Cuộc sống yên bình bên hồ.

Cá nhân mình thì thích bên này hơn, vì nó yên bình và hoang sơ hơn. Đến đây cắm trại, đi câu cá, nướng đồ và quẩy đêm ở đây thì quả thật là vô cùng tuyệt vời giữa núi rừng Tây Nguyên.

Núi Hàm Rồng – Ngắm Phố Núi Đầy Sương

Núi Hàm Rồng vẫn thường được ví như nóc nhà của Pleiku với chiều cao trên 1000m trên mực nước biển. Ngọn núi này vốn là một ngọn núi lửa cổ nay đã ngừng hoạt động, để lại phù sa màu mỡ nuôi dưỡng cho các loại hoa màu cũng như là rừng cây nơi đây.

Núi Hàm Rồng Trong Sương Sớm. Ảnh ST

Chùa Minh Thành – Ngồi Chùa Lớn Nhất Pleiku

Tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, chùa Minh Thành, ngôi chùa chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản – nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

Chùa Minh Thành – Ảnh ST
Ảnh ST
Ảnh ST

Hồ Thủy Điện Yaly – Nét đẹp giữa Gia Lai và Kontum

Công trình thuỷ điện Ialy thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan. Với diện tích trên 20km2. Nhà máy thủy điện Ialy là nhà máy thủy điện trên dòng Krông B’Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Thủy điện Ialy có công suất lắp máy 720 MW với 4 tổ máy, điện lượng bình quân năm là 3.650 triệu KWh. Công trình khởi công năm 1993 và hoàn thành năm 1996.

Ảnh ST
Ảnh ST

Từ Biển Hồ, đi xa hơn về phía Kon Tum, các bạn có thể tham quan một địa danh nổi tiếng từ lâu đời, đó là Hồ Thủy điện Yaly, vé vào cửa là 30k/người. Thủy điện Yaly đã biến khu vực này thành một lòng hồ rộng lớn với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ. Đây là công trình Thủy điện lớn thứ 2 ở nước ta, sau Thủy điện Hòa Bình. Các bạn đi xe máy thì không thể chạy vào trong đập được. Mà phải thuê xe ô tô 4 chỗ với giá 200k/xe ở gần đó để đi vào đập Thủy điện, ngắm nhìn từ trên cao hoặc vào tham quan khu vực tuabin.

Thách Phú Cường – Cao tới 45m

Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam

Thác Phú Cường – Ảnh ST

Núi lửa Chư Đăng Ya – Củ Gừng Dai

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là Củ Gừng Dai.

Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ẩn mình giữa rừng xanh, đại ngàn hùng vĩ.

Dấu tích nham thạch để lại nơi đây một vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Người dân bản địa thường trồng trọt các loại cây như ngô, khoai, bí đỏ, dong riềng… làm nguồn lương thực.

Hồ Thác Bà – Bất Ngờ Trước Cái Đẹp

Được biết đến là một hồ nước rất rộng lớn ở tỉnh Gia Lai, Hồ Thác Bà là sự hội tụ của một đập thủy điện mang tên Thác Bà vốn đã rất quen thuộc, từ những vẻ đẹp gần gũi thân thiện, khung cảnh của hồ Thác Bà luôn được đông đảo mọi người yêu thích và muốn khám phá về vùng đất bình yên độc đáo và nhiều thơ mộng.

Có lẽ điều mà khiến rất nhiều người tới đây cảm thấy ngỡ ngàng là nét đẹp của nó đã vượt xa sự mong chờ của những ai đang và sẽ có ý định đi du lịch ở nơi này để khám phá cho mình những cơ hội trải nghiệm mới. Những khung cảnh mà thiên nhiên đã mang lại cho nơi này quả thực đã vượt xa sự kỳ vọng về một hành trình đầy thú vị và đáng nhớ

Thác chín tầng – Nghe Nói Đẹp Lắm

Thác chín tầng thuộc xã Iasao, cách trung tâm huyện IaGrai khoảng 16 km, cách TP Pleiku khoảng 20 km đi theo tỉnh lộ 664 – Quốc lộ 14C.

Thác Chín tầng là 1 dòng thác lớn bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống với dòng chảy mạnh quyện vào vách đá tạo nên một âm thanh vang vọng giũa núi rừng trùng điệp. xung quanh Thác là hệ sinh thái rừng còn nguyên sơ, đa dạng  và phong phú về hệ động – thực vật góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của Thác.

Nhắc đến nó là kỉ niệm khó quên của mình, khi 1 mình lang thang vào đó, đường thì khó đi kinh khủng. Giữa trưa nắng Tây Nguyên 1 mình mình lang thang trên đường vào thác.

Để dắt xe lên được chỗ này mình mất khoảng 1h vật lộn ở con dốc này :((

Sau khoảng 1h mình vật lộn ở con dốc này thì dắt được xe lên đây, và không thể đi được nữa. Đành bỏ xe ở lại và đi bộ.

Đoạn này là chỗ mình đi bộ được khoảng 3km :((

Sau 1 hồi đi bộ khoảng 2h đồng hồ thì mình không thấy thác đâu :((( Và có vẻ như mình vẫn chưa tới đích =)). Và thế là mình quay trở về, vào đó là quyết định đúng đắng nhất trong đời, vì ngay sau khi mình đi xuống được thì trời mưa lớn. Nếu đi tiếp chắc khó lòng mà về được nhà. Các bạn đừng đi 1 mình nha, nguy hiểm phết đấy, vì gần như không có ai đi.

Nhà tù Pleiku – Lịch Sử Dân Tộc

Nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, nằm trong thành phố Pleiku. Nhà tù được chính quyền thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1925 nhằm mục đích giam giữ những người dân yêu nước và các chiến sĩ cộng sản mà chúng bắt được. Tới thời kì kháng chiến chống Mỹ, nơi này lại tiếp tục được trưng dụng cho ý đồ chính trị của phe xâm lược.

Đến năm 1975, các tù nhân đồng lòng đứng dậy phá cũi vượt ra ngoài và tổ chức thành các bộ phận cùng dân quân địa phương giải phóng Pleiku, Tây Nguyên giành quyền tự do. Để tưởng nhớ cho chiến công một thời và những dấu chân lịch sử ông cha ta đã đi qua, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã công nhận nhà tù Pleiku trở thành di tích lịch sử, trở thành địa điểm thăm quan cho các du khách. Tại đây, Ban quản lí di tích đã tái hiện lại những hình phạt tra tấn dã man của 2 cường quốc xâm lược để du khách có cái nhìn rõ nét nhất về chiến tranh.

Vườn Quốc Gia KON KA KINH

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng rất thu hút đối với những khách du lịch có máu thám hiểm. Kon Ka Kinh cũng giống như các khu vực rừng quốc gia khác ở khu vực này, nếu các bạn tính dành thời gian tham quan thì cần có sự chuẩn bị kỹ càng để chuyến thám hiểm của các bạn an toàn nhất. Các đoàn tham quan vào vườn Kon Ka Kinh thực ra ra đa phần là các đoàn thám hiểm, các đoàn nghiên cứu về Sinh vật, Địa chất hay Bảo tồn Thiên nhiên. Khi vào vườn quốc gia phải được sự đồng ý của Ban Quản lý và có người hướng dẫn đi theo đoàn.

Đồi Thông Hà Tam (Huyện ĐAK PƠ)

Nếu các bạn là một nhóm lớn và thích các không gian có thể cắm trại được, các bạn có thể khám phá Đồi thông Hà Tam, thuộc huyện Đăk Pơ, cách đường 19 khoảng 5km. Ở đây có những cây thông cổ thụ có đường kính từ 1m đến 1,5m, phải 5 người mới có thể ôm được. Cũng có những cây thông không có hình dáng như bình thường mà rất đặc biệt khiến các bạn cảm thấy ngạc nhiên. Khu vực này hiện đang được đầu tư thành khu du lịch sinh thái nên một vài năm nữa có thể sẽ có rất nhiều resort mọc lên ở đây, còn hiện nay thì  không có dịch vụ nào đáng nói cả.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Jang Răng

Có thể nói đây là một khu bảo tồn rộng lớn nhất của vùi núi tây nguyên, những khung cảnh bình yên thơ mộng hay các nét đẹp độc và lạ luôn nhận được rất nhiều sự đón nhận nồng hậu khi ghé thăm về vùng đất nơi này

Biển Hồ Chè

Không chỉ mang một vẻ tuyệt mỹ của những cánh đông chè đến khó quên mà địa điểm du lịch Biển Hồ Chè còn là sự lựa chọn rất thích hợp cho những ai đi du lịch về vùng đất mộng mơ này, những nét bình yên đến kinh ngạc hay các khung cảnh hùng vĩ của Biển Hồ Chè sẽ làm cho rất nhiều người cảm thấy thật sự ấn tượng.

Ăn Gì Khi Du Lịch Pleiku – Gia Lai

Ngoài các món ăn đặc sắc mà ở Gia Lai hay các tỉnh xung quanh cũng có như Gỏi lá, Cà đắng, Măng thì Gia Lai vẫn có những món ăn đặc biệt mà đã lên đến Gia Lai các bạn cần phải thử.

Phở khô Gia Lai – Phở Hồng – Phở Không Bao Giờ Ăn 1 Tô.

Có thể nói đây là món ăn được nhắc đến nhiều nhất khi đến Gia Lai. Phở khô có phần giống phở miền Bắc nhưng lại có phần giống hủ tiếu miền Nam, là sự kết hợp khá hài hòa của hai món ăn đặc trưng của hai miền Nam Bắc tại Tây Nguyên. Các tiệm phở khô ở Gia Lai có ở khắp các đường phố, thường bán cả ngày chứ không chỉ bán như một món quà sáng như ở các địa phương khác. Món này còn có tên khác là “phở hai tô” vì bánh phở và nước được để riêng thành hai bát.

Bò một nắng chấm Muối kiến vàng

Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương, cái tên nghe khá lạ tai và ăn cũng rất ngon. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt được loài kiến này, đem về rang sơ, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng. Đây không chỉ là món ăn phải thử ở Gia Lai mà khách du lịch còn rất muốn mua về để làm quà hoặc dùng dần.

Mình may mắn khi được quen với 1 anh, nhà gia tuyền làm Bò 1 Nắng Muối Kiến Vàng luôn, phải gọi là đặc sản và ngon thật sự luôn á.

Nếu bạn muốn mua quà đem về thì có thể liên hệ theo số đt: 0903 834 718 Anh Phương  Pass: Thiêm BNC là có thể có ưu đãi đó ạ 😀

Cơm Tô – Giống ghư đang Ăn Cơm nhà vậy

Có 1 điều khá thú vị đó là phong cách ăn cơm ở đây khi có những quán cơm tô. Về mặt ẩm thực thì nó chẳng có gì là đặc sắc, nhưng phong cách ăn thì khiến tôi rất ấn tượng. Đồ ăn được lấy vào tô, cảm giác như chúng ta đang ăn cơm ở nhà với 1 tô và vừa ôm tô cơm vừa xem tivi vậy

Canh lá bép

Những người dân nơi đây tìm thấy trong rừng của mình có hàng trăm các loại lá khác nhau mà không nơi nào có được, và lá bép là một trong những loại có nhiều nhất. Lá này có vị ngọt lợ nên người dân còn gọi là “lá mỳ chính”. Trước đây vào thời kỳ chiến tranh, người dân chỉ cần cho vài lá bép vào nồi nước là đã có một nồi canh cho cả gia đình. Nhưng ngày nay đã có nhiều cách khác nhau để khiến cho món canh này ngon hơn như: canh cua lá bép, lá bép nấu cá…

Cá chua

Đây là một món cá được làm để có thể để lâu được, để càng lâu thì món này càng ngon. Cá chua được làm từ cá niệng, một loài cá miệng rộng giống như cá trôi nhưng mình dẹt hơn, sống ở suối. Cá được đánh hết vẩy, bỏ ruột, bóc mang và rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ dày chừng 2 phân đến 3 phân, để ráo nước. Khi cá se khô, bắt đầu trộn đều với muối, ớt, lá bép, thính ngô, sau đó cho vào ống nứa hay ống lồ ô khô, sạch, nút thật kín, chặt rồi gác lên dàn bếp hoặc dưới mái nhà. Sau vài ngày, thịt cá nhờ các gia vị này lên men và đem lại một mùi vị rất đặc biệt.

Bún mắm cua

Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới Gia Lai thì đã làm ra món ăn này. Đây không phải là món ai ăn cũng thấy thích ngay vì mùi vị đậm của nó. Nước dùng bún cũng được nấu từ cua đồng như Canh bánh đa Cua, Bún riêu cua nhưng điểm khác biệt nhất đó là cua đồng sau khi lọc lấy nước thì nước này được ủ khoảng 1 ngày để lên men, đây chính là lý do tại sao món này lại có mùi vị khác biệt như vậy.

Lẩu lá Rừng

Là một trong những vùng đất có những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt rộng bao la thế nên ở đây không khó gì khi nói về các loại rau rừng. Đó không chỉ là hương vị của từng chiếc lá mà nó còn là hương vị đặc trưng mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương, xứ sở này. Lá rừng phải được hái và chọn lựa kĩ lưỡng, phải là những lá tươi ngon không có độc tố, không phản ứng gây độc lẫn nhau. Không phải ai cũng có thể có kinh nghiệm lấy lá rừng mà đó là cả một nghệ thuật của người xưa để lại. Nồi nước lẩu béo ngọt của thịt hầm, ăn rau rừng kết hợp nem chua dán, thịt nướng… đúng là ngon hết xẩy.

Măng chua rừng

Ở núi rừng Gia Lai nổi tiếng với món măng rừng, vào mùa mưa măng rừng ở đây mọc rất nhiều và non. Măng được hái về rửa sạch thái mỏng được đem ngâm cùng với ớt cay và  tỏi, gừng, muối, 1 chút đường. Đợi đến khi măng chua có độ ngon vừa ăn thì đem ra sử dụng. Khi ăn măng đã ngấm vị vừa có vị chua chua dôn dốt của măng, giòn, vị the the cay nơi đầu lưỡi của ớt, thơm thơm của gừng. Ăn với com rất ngon.

Ở đâu Khi Du Lịch Pleiku – Gia Lai

Ở Gia Lai có khách sạn khá nhiều, nhưng hometay thì còn rất ít. Sau đây có vài Homestay xinh xắn mà mình muốn giới thiệu đến các bạn tham khảo.

The Stay Villa Pleiku  – Homestay Gia Lai 

The Stay Villa Pleiku được đánh giá là một homestay có vị trí rất thuận lợi cho chuyến du lịch Gia Lai. Bằng kinh nghiệm du lịch Gia Lai tự túc của mình, The Stay Villa Pleiku là một trong những homestay Gia Lai mà các bạn thật sự nên thử trải nghiệm.

Địa chỉ: hẻm 210 Phù Đổng, thành phố Pleiku

Giá tham khảo: từ 400.000 đồng/ đêm.

Trắng house – homestay Gia Lai xinh như vườn cổ tích

Homestay tiếp theo mà mình muốn giới thiệu cho các bạn trong chuyến du lịch Gia Lai tự túc là Trắng House. Đây là một trong những homestay được nhiều du khách yêu thích nhất tại Gia Lai. Homestay Gia Lai xinh xắn này nằm tại vị trí trung tâm thành phố Pleiku, rất thuận lợi cho việc thăm thú những địa điểm khác trong chuyến du lịch Gia Lai. Trắng House cách chùa Minh Thành chưa đến 1km, cách khu du lịch sinh thái Diên Hồng 2km.

Địa chỉ: số 10 Lương Định Của, thành phố Pleiku

Giá tham khảo: từ 200.000 đồng/ đêm

Phượt Pleiku Coffee – Homestay – Homestay Gia Lai vạn người mê

Phượt Pleiku Coffee – Homestay là cái tên tiếp theo mà mình muốn giới thiệu cho các bạn trong top homestay đẹp tại Gia Lai. Homestay tọa lạc ở khu vực thuận tiện nhất của du lịch Gia Lai. Vì thế việc thăm thú các điểm du lịch Gia Lai khách không hề khó khăn.

Địa chỉ: số 21/ 71 Hùng Vương, Phường Diên Hồng, Thành phố Pleiku

Giá tham khảo: từ 250.000 đồng/ đêm.

Ngoài ra Kontum cũng khá gần nên các bạn có thể kết hợp với đi Kontum và khám Phá Măng Đen – Địa điểm đang rất hot hiện nay. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.

Nếu các bạn cần sự hỗ trợ có thể liên hệ với mình qua Fanpage: Thích Đi Bụi nha.

0 0 vote
Article Rating

About dbem21

Lần tốt nghiệp Đại Học tôi tích cóp được 6 triệu mua xe Honda 67 cùi để đi Xuyên Việt. Chẳng ai tin và tất cả đều coi thường kế hoạch của tôi và cho rằng đó là ấu trĩ (kiểu như nói trước bước không qua). Bỏ lại sau lưng tất cả 21/6/2015 tôi bắt đầu hành trình với 4 triệu trong túi. Đi hết hơn 4000km trên mọi miền và dừng chân vào ngày 28/7/2015. Chẳng có gì là không thể nếu bạn không dám làm! Giờ đây tôi chuẩn bị cho kế hoạch Đông Nam Á của mình.
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x