Home / Đi Bụi Xuyên Việt / Đà Lạt – Có Phải Chốn Của Những Kẻ Mộng Mơ?

Đà Lạt – Có Phải Chốn Của Những Kẻ Mộng Mơ?

“Bây giờ ngoài kia, bên ngoài cái khung cửa sổ này là một Đà Lạt vừa buông hoàng hôn xuống. Ở ngoài kia có thể nhìn thấy những ngồi nhà, những ngọn đèn lập lòe trong một buổi tối rất lãng mạn” – Trích Hà Anh Tuấn – Phố Mùa Đông.

Bài viết này cũng chẳng gọi là hướng dẫn đi hay gì cả, cũng chẳng phải thể hiện quan điểm cá nhân của tôi. Mà có thể nó được viết bằng cảm xúc, cảm xúc của chính tôi nhiều năm về trước khi tôi quyết định chọn đường đi qua Đà Lạt mà thay vì đi thẳng xuống Ninh Thuận với Vĩnh Hy và đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam. Tôi yêu biển, thích biển vô cùng, nhưng cuối cùng lại chọn Đà Lạt.

Hình ảnh bài viết này đã phần sẽ là đi mượn. Vì tôi có chụp, nhưng chắc chắn sẽ chẳng thể đẹp bằng những hình đi sưu tầm được cả.

>>> Trekking Tà Năng – Phan Dũng – 3 đêm 2 ngày- Vượt qua giới hạn bản thân

>>> Phượt Đức Trọng – Lâm Đồng – Khám Phá Đức Trọng Tuyệt Vời

Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem – Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe.

Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát (người Cơ Ho). Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, công sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: “Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt”. Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.

Những người có công kiến thiết thành phố còn sáng tạo một câu cách ngôn khéo léo bằng tiếng La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem, có nghĩa Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe. Tác giả André Morval đã viết câu cách ngôn chiết tự này ở đầu một bài báo nhan đề Dalat: Cité de la Jeunesse với nội dung: “Những người khai sinh ra nơi nghỉ mát trên miền núi danh tiếng của chúng ta đã xác định một cách rất hợp lý những nét hấp dẫn và những đặc tính tốt bằng một câu cách ngôn ghép chữ đầu rất khéo léo để liền theo huy hiệu thành phố”.  Năm 1937, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới thay cho ngôi chợ cũ bằng gỗ bị cháy, người ta đã đề dòng chữ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc.  Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và những di sản kiến trúc Pháp phong phú, Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”. Theo Wiki

Chúng ta khó có thể điều kiển được cảm xúc. Và vô tình nó khiến ta yêu Đà Lạt

Thật khó để chúng ta có thể nói rằng mình không thích Đà Lạt. Cho dù bạn có đi bao nhiêu lần đi nữa thì tôi tin rằng bạn sẽ vẫn thích, mãi thích Đà Lạt. Bạn tôi có những người 1 tháng lên Đà Lạt 2 lần, nhiều lúc tôi cũng không thể hiểu nổi. Nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, Đà Lạt rất lãng mạn, đôi khi nó khiến những trái tim mộng mở say đắm. Và hầu hết những đứa bạn của tôi đều lấy cho mình một niềm yêu Đà Lạt đến điên dại. Từ Bắc đến Nam có nhiều thứ khiến như Đà Lạt là điểm không thể không đến trong đời mỗi người vậy.

Màn Đên Trên Cao Nguyên Đà Lạt

Và những thứ được cảm xúc ghi dấu thì nó càng in đậm vào trong tâm trí mỗi con người. Và cũng vô tình nó khiến bao trái tim cứ mãi yêu, mãi say mê Đà Lạt đến thế.

Hồ Xuân Hương – Địa Điểm Check in nhiều nhất Đà Lạt 2019.

Có rất nhiều câu chuyện tình lãng mạn ở Đà Lạt, cũng có nhiều câu chuyện tình rất buồn ở Đà Lạt. Nhưng suy cho cùng là vì điều gì, phải chăng là khi cảm xúc con người được nôi dưỡng quá tốt ở đây. Thì nó khiến con người ta tốt lên, hạnh phúc, hoặc cũng có thể giết chết con người ta bởi sự cô đơn và tuyệt vọng.

Và chính đó, Hồ Xuân Hương đã chứng kiến biết bao nhiêu câu chuyện tình đẹp đẽ của những đôi tình nhân đầy nhiệt huyết, và cũng chứng kiến rất nhiều câu chuyện buồn của những kẻ Cô Đơn.

Những góc phố, những ngồi nhà, quán ăn, và Đà Lạt – Bao nhiêu lần làm ta vấn vương.

Đà Lạt Xưa

Cá nhân tôi mà nói thì tôi cực thích các thiết kế của Pháp. Từ Bắc vào Nam có rất nhiều các công trình kiến trúc của Pháp khiến tôi luôn say đắm. Hà Nội có Cầu Long Biên, Tây Nguyên có Đà Lạt, Sài Gòn có nhà thờ Đức Bà, hay rất nhiều các công trình kiếm trúc vô cùng đẹp và lãng mạn khác. Chính vì đó đôi khi chúng ta yêu Đà Lạt không phải vì có gì đó. Mà chúng ta yêu Đà Lạt vì sự lãng mạn từ những con phố, những ngôi nhà, những quán ta ăn. Và biết đâu từ những nụ hôn ta trao cho nhau giữa đất trời Đà Lạt và không khí vô cùng tuyệt vời đó.

Đã ai 1 lần lên mà lại không ghé ĐH Sư Phạm Chứ.
Ga Đà Lạt – Giờ tàu chẳng chạy nữa.

Ga Đà Lạt khiến tôi suy nghĩ khá nhiều về đoàn tàu vượt núi từ Phan Rang lên Đà Lạt với tuyến đường sắt dài 84km. Và đó là tuyến đường sắt vượt núi vô cùng độc đáo mà chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam. Đến nay thì đoàn tàu đó cũng chẳng còn hoạt động nữa, đầu máy cũng đã bán về Thụy Sỹ 🙁

Những con dốc như trên phim.

Có 1 điều khiến tôi ám ảnh và nhớ mãi là những con dốc ở Đà Lạt. Nó khiến tôi nhớ rất nhiều, ngay cả khi ở SG đoạn đường từ Xa Lộ Hà Nội và Thủ Đức, có 1 đoạn dốc đi xuống. Đã bao lần đi qua đó khiến tôi nhớ Đà Lạt, và rất nhiều lần nhìn nó tôi thường nói thầm rằng. Như là đang đi ở Đà Lạt vậy.

Góc Chợ Đà Lạt – Style HongKong

Bạn đến và checkin ở đây chưa?. Có đúng không, đó là 1 phong cách mà rất HongKong. Nhìn rất hoài cổ, lãng mạn, dịu dàng nhưng đủ tinh tế. Có bao giờ bạn đi qua và đứng lại, ngắm thật lâu những khung cảnh này. Nó chẳng đẹp nhưng lại khiến cảm xúc của ta đẹp và ngọt ngào.

Cao Nguyên LangBian – Chuyện tình của chàng K’lang và nàng H’biang

Núi LangBiang

Langbiang – là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’lang và nàng H’biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho.

Câu chuyện tình của chàng K’lang (người Lát, một nhánh của dân tộc K’Ho) và người con gái tên H’biang (người Chil, một nhánh khác của dân tộc K’Ho) đã làm xúc động bao du khách khi đặt chân đến đây. Nhà K’lang và H’biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H’biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà H’biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau.  Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H’biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, H’biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc). Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.

  • Huyền thoại Langbiang (trên bia đá tại đỉnh núi):

Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré…thành chung một dân tộc K’Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang. Theo Wiki

Và ở đó, Đà Lạt có những câu chuyện mà những đôi yêu nhau lên Đà Lạt. Có đôi thì sẽ hạnh phúc với nhau, có đổi thì lại chia tay.

Thung Lũng Tình Yêu – Cái kết ngọt ngào của Tình Yêu đôi lứa

Thung lũng Tình yêu là một trong những nơi thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d’Amour. Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ – Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ – đã đề xuất đổi tên thành Thung lũng tình yêu.

Chúng ta đến đây, dắt tay nhau đi dạo trong không gian đầy hoa, cây xanh và hồ nướng trong xanh. Kèm vào đó là không khí se lạnh khiến chúng ta muốn gần lại nhau hơn. Đó là khi trái tim chúng tả rung động.

Hồ Xuân Hương – Trái Tim của sự Lãng mạn.

Đên bên Hồ Xuân Hương.

Nhắc tới Hồ Xuân Hương làm tôi lại nhớ tới Hồ Tây. Có thể đâu đó có những điều khá giống nhau. Và có thể nó cũng đem lại cho chúng ta những cảm xúc lãng mạn và tuyệt vời.

Chúng ta cùng nắm tay nhau đi dạo trong cái không khí se se lạnh của Đà Lạt. Khoác trong mình chiếc áo ấm cùng với khắn len quàng cổ. Hít 1 chút không khí trong lành và thở ra có chút khói trắng. Và chẳng cần phải nói gì, cứ như vậy đi bên nhau là đủ. Rồi dừng chân tại 1 quán Sữa Đậu Nành bên đường. Lấy 1 cái bàn nho nhỏ, ngồi hướng ra hồ, trên tay cầm ly sữa đậu nành nóng hổi. Nhấp từng ngụm nhỏ, ăn kèm với bánh tiêu, nhìn xa xăm ra mặt hồi long lanh gợn nước và nói với nhau những câu tình tứ. Đó chính là cái không khí mà có lẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể quên được về Đà Lạt.

Và với những trái tim yêu Đà Lạt thì lại càng thêm yêu. Còn năm đó, tôi đi 1 mình và cảm nhận rõ được sự Cô Đơn. Nhưng năm đó tôi lại thích Đà Lạt vô cùng.

Mưa Phùn Đà Lạt – Người ta nói ngày lòng buồn nhất là ngày trời đổ cơn mưa

Đà Lạt là vùng khí hậu bất chợt, người ta thường nói trong mỗi ngày có bốn mùa xảy ra. Đó là điều mà bất cứ ai đến Đà Lạt cũng cảm nhận được.

Đặc biệt cái rét ra Giêng, và mưa phùn giăng giăng là một thú vị khác nữa khiến phố núi lãng mạn, dễ thương hơn. Bởi tháng Giêng tiết trời trong sáng, làm bừng lên cỏ cây hoa lá ở xứ Ngàn hoa.Mọi vật dường như đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Nhưng nếu cứ thế, sẽ đơn điệu chăng ? Có lẽ hiểu được điều ấy, vị thần khí hậu ở đây liền tung ra những cơn mưa phùn đắm đuối.Mưa giăng giăng, thứ mưa không ướt áo làm cho cảnh vật thêm một lần nữa mờ ảo trong cái se se lạnh đầy chất thơ…Mưa phùn ở Đà Lạt khác với mưa bụi ở miền Bắc. Mưa bụi lấm tấm. Mưa rây rải rác. Mưa phùn là hai thứ mưa ấy cộng lại. Và trở thành thứ mưa u ảo, không thật, vô cớ… Thế mới làm bao du khách lang thang với nó. Thứ mưa si tình ấy, ở quê núi người nông dân làm vườn gọi là mưa hoa cà phê.Đúng thế, hoa cà phê vào dịp tháng Giêng nhú ra như chiếc răng nanh nhỏ xíu, nếu được những cơn mưa phùn tiếp sức sẽ bật nở thơm ngát một vùng, làm hoang mang những nương dâu không người hái, làm ngơ ngác những đồi tranh khô dại… Còn ở phố núi lại khác, mưa phùn tiếp sức cho vạn loài hoa, nhất là hoa cỏ dại được chút ẩm ướt phủ dụ lại càng dâng hết hương sắc của mình cho mùa xuân dậy thì căng mọng…

Đà Lạt mưa phùn, chỉ có tháng Giêng là đẹp nhất. Mưa giữa hoa đào, những hạt mưa xuân sắc, nhỏ nhoi mà lộng lẫy, đọng lại vị nước mắt của cô gái sắp đi lấy chồng xa.Vì vậy, mưa phùn ra Giêng còn có cái tên là mưa tình nhân.. Mưa u hoài, day dứt chỉ dành riêng cho hai người yêu nhau có dịp nép vào nhau, chở che, nương tựa… Bản lĩnh người miền núi là che chở, họ sẽ dang rộng cánh tay nồng nàn cho nhau, họ sẽ nói tự trong tim những lời thì thầm như cỏ hoa, như mặt trời, để làm bừng nở trong nhau về một ngày hảnh nắng, vàng hoe niềm chờ đợi… Nguồn Sưu tầm.

Ngồi cà-phê quán cóc, nhìn mưa phùn như tơ kéo qua xứ núi thì không có thú vị nào bằng. Hoặc cảm giác hơn, là cùng với bạn gái đi trong mưa phùn lắc thắc, để nghe mưa hôn trên tóc, trên môi, trên mắt; nếm được hương vị của kỳ hoa dị thảo tỏa ra trong mưa.

Mưa Tình Đà Lạt.

Đó có phải là những thứ khiến những con người mộng mơ thích Đà Lạt. Tôi cũng chẳng rõ, chắc chắc chắn rằng đó là những thứ mà tôi thích nhất của Đà Lạt. Và đôi khi chúng ta yêu hay thích lại chẳng có lý do nào cả, chỉ đơn giản đó là yêu thôi. Nó khiến trái tim ra rộn ràng và rung động. Vậy là đủ nhỉ?

Bạn có yêu Đà Lạt chứ?

0 0 vote
Article Rating

About dbem21

Lần tốt nghiệp Đại Học tôi tích cóp được 6 triệu mua xe Honda 67 cùi để đi Xuyên Việt. Chẳng ai tin và tất cả đều coi thường kế hoạch của tôi và cho rằng đó là ấu trĩ (kiểu như nói trước bước không qua). Bỏ lại sau lưng tất cả 21/6/2015 tôi bắt đầu hành trình với 4 triệu trong túi. Đi hết hơn 4000km trên mọi miền và dừng chân vào ngày 28/7/2015. Chẳng có gì là không thể nếu bạn không dám làm! Giờ đây tôi chuẩn bị cho kế hoạch Đông Nam Á của mình.
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x